Tìm hiểu 1 sào đất bằng bao nhiêu mét vuông?

1 sào đất bằng bao nhiêu mét vuông? Mỗi quốc gia từ xa xưa sẽ có các các đo lường khác nhau để có thể định lượng sự vật. Việt Nam cũng vậy, dân tộc ta có một thước đo riêng để đo vải vóc, đất đai. Qua thời gian, đơn vị đo lường sẽ được thay đổi sao cho phù hợp nhất. Có thể thay đổi về quy cách và đưa về chung một đơn vị tiêu chuẩn. Tuy nhiên, người Việt Nam vẫn quen với việc sử dụng các đơn vị đo cũ như sào, mẫu,…Nhiều người vẫn thắc mắc 1 sào bằng bao nhiêu m2. Bài viết dưới đây chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn. Hãy cùng theo dõi nhé.

Tìm hiểu về đơn vị đo lường đất đai truyền thống 1 sào bằng bao nhiêu m2 

1 sào đất bằng bao nhiêu mét vuông

Sào là cách tính chỉ được Bắc Kỳ và Trung Kỳ áp  dụng để đo lường. Còn Nam kỳ sử dụng thước đo mét để đo đạc. Và đây là hệ thước đo chuẩn cho đến ngày nay.  Năm 1898, sào chỉ còn được áp dụng ở Trung Kỳ. Thực dân Pháp đưa ra quy định, toàn bộ khu vực Bắc Kỳ sẽ phải sử dụng hệ thước đo 0.4m nhằng tăng khống thức tế thuế ruộng đất cho dân ta. Cũng chính vì vậy mà 1 sào tại miền bắc chỉ bằng 360m2.

Lịch sử thay đổi đã trải qua bao thăng trầm, mỗi vùng miền sẽ có giá trị truyền thống của đơn vị sào là khác nhau. Tuy nhiên 1 sào đất bằng bao nhiêu mét vuông vẫn còn phụ thuộc vào từng vùng miền. Cho đến ngày nay người dân Việt Nam vẫn quen với giá trị này. Như vậy bạn đã trả lời được 1 sào đất bằng bao nhiêu mét vuông chưa nào.

  • Tại Bắc Bộ 1 sào bằng 360m2.
  • Tại Trung Bộ 1 sào bằng 497m2.
  • Tại Nam Bộ 1 sào bằng 1000m2.

Hệ thước để đo ruộng đất

1 sào đất bằng bao nhiêu mét vuông

Theo sử sách Việt Nam ghi lại, vào thời vua Gia Long thứ 5 đã cho ra đời cây thước Trung Bình để đo đạc ruộng đất trên toàn quốc. Cây thước này thay thế cho hệ thước đo cổ có sai số lớn và phương thức đo phức tạp. Từ khi ra đời, tiêu chuẩn đo đất được dựa trên kích thước của cây thước Trung Bình này.

Đến năm 1810, vua Nguyễn xác minh sự chính xác của thước Điền Xích và áp dụng để lưu hành đo đạc tiêu chuẩn đất đai ruộng đất cho đến ngày nay. 1 thước Điền Xích được xác định có giá trị là 47cm. 1 mẫu ruộng thời bấy giờ sẽ được tính bằng diện tích của hình vuông có chiều dài mỗi cạnh bằng 150 thước. Tương ứng với 1 mẫu bằng 4970m2 và bằng 10 sào. Như vậy, tính ra 1 sào sẽ bằng 497m2.

Hệ thước mộc

Hệ thước mộc còn có tên gọi khác là thước ta được cho phép lưu hành vào năm 1898. Theo quyết định toàn quyền của Pháp lúc bấy giờ, hệ thước mộc sẽ được hợp nhất với hệ thước điền. Trong đó hệ thước mộc có giá trị là 40cm. Bên cạnh đó, hệ thước mộc được chia làm 3 loại thước là thước tín ngưỡng, thước kỹ thuật và thước đo độ dài.

Hệ thước tín ngưỡng

Trong hệ đo lường của Việt Nam thì hệ thước tín ngưỡng là một trong những hệ thước phức tạp nhất. Từ xa xưa cho đến bây giờ, hệ thước này đã và đang được sử dụng. Đặc biệt là những vấn đề có liên quan đến phong thuỷ trong xây dựng nhà cửa, lắp đặt bàn học, bàn thờ, giường tủ,…

Hệ thước tín ngưỡng hay được gọi là thước Chu Nguyên, thước Lỗ Ban. Hệ tín ngưỡng có nguồn gốc xuất xứ từ Trung Hoa cổ đại do người thợ mộc Lỗ Ban phát minh. Hiện nay chiếc thước vẫn được lưu giữ như một cổ vật đáng bảo tồn tại bảo tàng cố cung Bắc Kinh. Kích thước của thước tín ngưỡng có chiều rộng 5,5cm, chiều dài là 46cm và chiều dày khoảng 1,36cm. Hai mặt của thước tín ngưỡng được chia làm 8 trực và được khắc chữ. Đồng thời mỗi trực lớn sẽ được phân chia thành 5 trực nhỏ.

Đặc biệt là trong lĩnh vực bất động sản thì các thông số có liên quan đến công trình kiến trúc, đến nhà đất là vô cùng quan trọng. Đây là những thông số vô cùng may mắn, có thể đem đến tài lộc cho gia chủ. Đối với những người xây dựng nhà cửa thì việc tìm hiểu thông số này là việc vô cùng quan trọng. Việc lựa chọn và thiết kế xây dựng những chi tiết nhỏ nhất trong nhà đều được đo đạc một cách kỹ lưỡng nhất.

Hệ thước đo độ dài

1 sào đất bằng bao nhiêu mét vuông

Vào thời kỳ họ Nguyễn, thước đo độ dài hay còn được gọi là thước Kinh. Thước có độ dài dao động khoảng từ 42,4cm đến 42,5cm. Đây cũng là loại thước cơ sở để có thể tính toán xem 1 sào đất bằng bao nhiêu mét vuông. Sau này trong thời kỳ thực dân Pháp thước Kinh được hợp nhất với thước Điền và quy định độ dài của thước vào khoảng 40cm. Thước đo độ dài được sử dụng để đo gian, chái, cột, kèo,… hoặc có thể sử dụng để đo các khoảng cách giữa các khu vực. 

Hệ thước kỹ thuật

Những loại thước được sử dụng trong nghề mộc đều được quy định là hệ thước kỹ thuật. Những thước chủ yếu là thước nách, thước sàm, thước đinh hoặc thước vuông,… đây là những cây thước có giá trị sử dụng giống nhau và tương ứng với giá trị của thước Kinh.

Như vậy, theo thời gian, giá trị thước đo sẽ khác nhau, tuy nhiên vẫn đảm bảo giá trị thước đo đúng tiêu chuẩn. Theo dõi và tìm hiểu chính xác về thông tin đo đạc để có thể chủ động trong việc sử dụng đất của mình một các tốt nhất.

Trên đây là những thông tin tìm hiểu 1 sào đất bằng bao nhiêu mét vuông mà chúng tôi muốn giới thiệu đến cho bạn. Từ đó bạn sẽ nắm vững được thông tin và có cái nhìn khách quan nhất trong việc mua bán nhà cửa và đo đạc đất đai. Hy vọng đây là những thông tin bổ ích nhất dành cho bạn. Đừng quên theo dõi chúng tôi để có thêm nhiều tin tức hữu ích bạn nhé. 

Tin tức liên quan

Trả lời